Nước mắm được hiểu đơn giản là nước rỉ ra từ hỗn hợp cá (thường là cá cơm, cá thu hoặc cá nục) hoặc tôm cùng muối được ủ chượp lâu ngày. Tùy theo độ đạm khác nhau mà có phân loại ra nước mắm cốt, nước mắm rút nỏ, nước mắm loại 1 hay nước mắm loại 2.

Theo ghi chép của một nhà hàng hải người Anh năm 1688 khi ghé thăm Việt Nam, ông có ghi lại lịch sử làm mắm lâu đời của dân ta, “Người Việt Nam xưa ủ hỗn hợp cá và muối trong khoảng thời gian dài, thường 12-15 tháng, phần nước cất rỉ ra màu nâu nhạt, ngả màu xám nhưng trong suốt được mọi người ưa chuộng ăn cùng thịt gà, thịt vịt cho mùi vị rất ngon”.

Đến nay, nghề làm mắm có mặt tại hầu hết các miền duyên hải Việt Nam, nước mắm vẫn được ủ chượp theo phương pháp gài nén truyền thống, cá trộn đều cùng muối theo tỉ lệ 3:1, sau đó hỗn hợp được cho vào thùng gỗ lớn, muối được rải lên trên cùng rồi sau đó gài nẹp đè lên trên. Khi “chượp” chín mắm, nước mắm có màu chuyển từ màu vàng rơm sang màu đỏ, đậm cánh gián. Quá trình lên men dài ngày làm giảm mùi tanh, tạo ra hương vị thơm ngậy, dậy mùi thơm đặc trưng của nước mắm. Nước cốt được rút trong giai đoạn đầu được gọi là nước mắm cốt, một số vùng Thanh Hóa gọi với cái tên Nước mắm Rút nỏ, phần nước rút lần 2, lần 3 sẽ ứng với mắm nhỉ, mắm loại 2, loại 3.

Việt nam là xứ sở của nhiều loại nước mắm, như mắm ruốc, mắm nêm, mắm tôm, mắm tép, v.v…ở mỗi vùng duyên hải, sản phẩm nước mắm có những nét đặc trưng khác nhau, mắm tôm Thanh Hóa, mắm tép chưng thịt Thanh Hóa, nước mắm Hai Non – Cà Ná của biển Ninh Thuận, nước mắm Nha Trang, nước mắm Phú Quốc,và rất nhiều thương hiệu truyền thống nổi tiếng trên khắp cả nước đã và đang tạo ra những dấu ấn ẩm thực đặc sắc đối với bạn bè muôn phương.

>>>Mua mắm tôm, mắm tép Thanh Hóa chính hiệu tại đây

NƯỚC MẮM TRONG MÂM CƠM GIA ĐÌNH VIỆT NAM

Nước mắm là gia vị dùng kèm mỗi khi ta ăn các món luộc, hấp, chiên…hay chỉ là gia vị không thể thiếu trong mâm cơm gia đình người Việt. Trong mâm cơm của gia đình người Việt, nước mắm luôn được đặt ở chính giữa mâm cơm là biểu tượng cho sự gắn kết cộng đồng, tình yêu thương cùng nhau sẻ chia.

Việt Nam được thiên nhiên ban tặng cho đường bờ biển trải dài khắp đất nước, thêm hệ thống kênh rạch chằng chịt là nguồn tài nguyên phong phú để làm nên nhiều loại nước mắm từ mắm cá, mắm ruốc, mắm tôm, mắm tép.

Cách dùng nước mắm của người Việt cũng đa dạng và phong phú, ở mỗi vùng miền, mỗi món ăn lại có một loại nước chấm phù hợp. Miền Bắc thường dùng loại nước mắm cốt nguyên chất, còn miền Nam thường pha nước mắm theo kiểu chua chua, ngọt ngọt. Nhất là trong các món gỏi, món cuốn, nước mắm đã được pha chế theo nhiều sở thích khác nhau.

Cách nêm nếm nước mắm vào món ăn của người Việt cũng không giống nhau, có món nêm vào trước sẽ ngon, có món nêm vào sau mới ngon. Với các món kho, nước mắm luôn được cho vào trước để gia vị được thấm đều, đậm đà. Với các món canh, xào chỉ khi nào nấu gần xong mới nêm, nếu nêm trước mùi nước mắm sẽ nặng quá làm giảm hương vị thơm ngon của món ăn.

Du khách nước ngoài khi đến Việt Nam sẽ cảm thấy không quen với mùi nồng của nước mắm nhưng khi đã ăn rồi thì không thể không ăn nữa vì hương vị đặc trưng của nước mắm khiến bạn không thể cưỡng lại được.

Đi cùng với thời gian, nước mắm đã ở lại trong tâm hồn người dân Việt Nam, với hương vị đậm đà, mùi thơm đặc trưng đã tạo nên những món ăn thơm ngon trong bữa cơm của mọi gia đình. 

Xem thêm: Mua Nước mắm cốt rút nỏ đặc sản Thanh Hóa tại đây.



Đặc sản vùng miền - Ngon số 1
Vừa đặt hàng
Đặc sản vùng miền - Ngon số 1
Hotline: 0902186530
Đặc sản vùng miền - Ngon số 1 Chat FB với chúng tôi
Đặc sản vùng miền - Ngon số 1