Theo thành phần, đường chia ra nhiều loại như đường Sacarose, glucose, sacarin....Tuy nhiên, trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ phân loại đường dựa trên quy trình sản xuất.

Dựa trên quy trình sản xuất, đường được phân chia ra gồm:

  • Đường nhân tạo (còn gọi là đường hóa học, hay chất tạo ngọt);
  • Đường tự nhiên (được sản xuất từ những nguyên liệu trong tự nhiên: như mía, củ cải đường, thốt nốt...). 

Chi tiết thành phần, công dụng và cách sử dụng các bạn xem ở phía dưới đây nhé:

Nghe tới cụm từ đường hóa học chắc hẳn rất nhiều người đều cảm thấy lăn tăn về chất lượng cũng như tính an toàn khi sử dụng. Tuy nhiên, nhiều người không biết rằng, đường hóa học có tính ứng dụng trong cuộc sống rất nhiều.

Hiểu đơn giản, đường hóa học là một chất tạo ngọt "nhân tạo" (để phân biệt với đường tự nhiên như đường mía, đường nho, củ cải đường...).

Đường hóa học cung cấp ít hoặc không cung cấp năng lượng, không chuyển hóa thành glucose, do đó mà được sử dụng nhiều đối với những người ăn kiêng, bị thừa cân, béo phì hoặc những người bị tiểu đường. So với các loại đường trong tự nhiên, đường hóa học có vị ngọt gấp hàng trăm lần, mỗi lần chỉ cần một lượng rất nhỏ là đủ để tạo vị ngọt. Sử dụng đường hóa học cần tuân thủ nghiêm ngặt theo chỉ định của bác sĩ hoặc chuyên khoa dinh dưỡng.


Đây là hai tên gọi của loại đường quen thuộc trong đời sống hàng ngày. Bên cạnh đó nó cũng có tên gọi: đường thông thường, đường ăn, đường kính hay đường trắng.

Đường cát được sản xuất từ mía hoặc củ cải đường, trải qua quá trình lọc tẩy màu bằng than hoạt tính. Nhà sản xuất sử dụng tro và polyphenol để xử lý các tạp chất có trong đường và thu được đường cát (hàm lượng 99.9%).

Đường cát có vi ngọt "gắt". Đường có tính chất dễ tan nên được sử dụng rất nhiều trong đời sống hàng ngày, pha nước trái cây chỉ cần thêm 1 chút đường là đồ uống thêm vị ngọt rất dễ uống.

Đường cát được sử dụng chủ yếu với vai trò:

  • Là một gia vị trong nấu ăn;
  • Sử dụng trong pha chế đồ uống;
  • Ngâm cùng hoa quả, trái cây;
  • Là một loại thuốc "chữa cháy" khi tụt đường huyết.

Bên cạnh đó khi sử dụng đường cát thường xuyên sẽ làm tăng nguy cơ béo phì, các bệnh lý về tiểu đường, huyết áp, tim mạch và đặc biệt phổ biến hơn là làm tăng các nguy cơ bị sâu răng. Việc ăn nhiều đồ ngọt từ loại đường này sẽ là điều kiện thuận lợi để các vi khuẩn tại mảng bám răng phát triển, phá hoại men răng, làm cho răng mất đi khoáng chất bảo vệ.


Đây là loại đường chưa qua tinh luyện hoặc tinh luyện một phần. Đường nâu được sản xuất bằng cách trộn rỉ mật đường vào đường trắng tinh luyện (thường tỷ lệ 8-10%). Màu nâu đậm hay nhạt là do tỷ lệ mật được trộn cùng, mật càng nhiều thì màu của đường càng đậm.

Đường nâu có vị ngọt nhẹ hơn đường cát trắng, hàm lượng calo tương đương với đường cát. Do trong thành phần có thêm mật nên đường nâu rất thích hợp sử dụng trong các món bánh nướng, hoặc tẩm ướp cùng các món thịt chiên/ rán rất bắt mắt.


Do tính chất và cấu tạo cứng như đá nên tên gọi của đường phèn như vậy. Đường có màu trắng và vàng, đường phèn ngọt thanh và mát hơn so với đường cát.

Đường phèn là một dạng đường tinh thể - hình thành trong quá trình kết tinh của đường mật mía. Đường được phân ra làm 2 loại:

Là phụ phẩm trong quá trình sản xuất, lưu trữ mật trong các chum, vại. Tại một số nơi, mía được thu hoạch, ép lấy mật rồi đựng trong các chum, vại lớn. Theo thời gian sẽ xuất hiện một lớp đường tinh thể kết tinh ở đáy hoặc thành chum. Thời gian ủ mật càng lâu thì lượng đường tinh thể này thu được càng nhiều, kích thước các tinh thể đường này cũng lớn hơn. Mọi người gọi những tinh thể đường này là đường phèn, và đây là dạng đường phèn kết tinh tự nhiên. 

Đường phèn kết tinh tự nhiên hiện tại số lượng rất ít, cũng dễ hiểu, vì cả chum mật lớn trữ hàng tháng trời mới có thể kết tinh ra được 10-20kg đường phèn tinh thể.


Theo cách này, người thợ sản xuất đường bằng cách nấu từ đường tinh luyện hoặc đường mật mía. 

Trong Quảng Ngãi, mọi người vẫn sử dụng trứng gà và nước vôi trong để lọc tạp chất, do đó đường rất sạch và vị ngọt thanh mát. Trong dân gian vẫn có câu ví von: Ngọt như đường cát - Mát như đường phèn là vì vậy.

Tùy theo tỷ lệ mật bên trong mà mà màu của đường là vàng đậm hay vàng nhạt. Mật mía càng nhiều thì màu của đường càng đậm, tuy nhiên khi đó đường cũng dễ bị chảy nước hơn.

Do tính chất cứng, lâu tan mà đường phèn thường được sử dụng để ngâm hoa quả, làm mứt, hoặc chưng cùng với Yến. Nhờ tính thanh mát mà trong Đông Y, đường phèn thường được kết hợp trong nhiều bài thuốc trị ho long đờm rất hiệu quả.

Quay trở lại câu hỏi: Đường phèn có phải đường hóa học không? thì câu trả lời ở đây là KHÔNG. Đường phèn là một dạng kết tinh tự nhiên của đường mật, nó khác hoàn toàn so với các loại đường hóa học, đường ăn kiêng.

Đường cung cấp nguồn năng lượng dồi dào, những người bị thừa cân, béo phì, hoặc tiểu đường nên cân nhắc sử dụng một lượng vừa phải để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe.

Xem thêm: Mua đường phèn Quảng Ngãi chính hiệu

Đây là loại đường được sản xuất từ dịch của nhị hoa cây thốt nốt. Đường có vị ngọt thanh cùng mùi thơm rất dễ chịu.

Đây là một đặc sản rất nổi tiếng của vùng Tịnh Biên - An Giang, tại đây đường thốt nốt được sản xuất theo quy trình:

  • Cho dịch hoa cây thốt nốt vào nồi lớn rồi đun lên, trong quá trình đun khuấy đều tay đến khi đường đông đặc và "sền sệt".
  • Tiếp đó đổ đường ra chảo, đun tiếp với lửa nhỏ sau đó đổ ra khuôn tùy theo nhu cầu sử dụng (có thể hình tròn, vuông), hoặc những hũ thủy tinh (với đường lỏng).
  • Đường được bọc bên ngoài bởi lá thốt nốt.

Đường thốt nốt thường được sử dụng để nấu chè (chè bà cốt, chè thốt nốt, và nhiều loại chè rất ngon được nấu từ nguyên liệu này), làm nhân bánh, hoặc làm gia vị trong chế biến món ăn. Đường có hàm lượng glucose ít hơn mật và đường trắng nên người bị tiểu đường có thể sử dụng được. Tuy nhiên đường thốt nốt cũng có hàm lượng dinh dưỡng cao, cho nên vẫn cần cân nhắc sử dụng ở mức độ vừa phải để đảm bảo sức khỏe.

Đường thốt nốt khi mua về mà chưa sử dụng hết nên bảo quản ngay trong ngăn mát tủ lạnh, do ở nhiệt độ thường đường rất dễ bị chảy nước hoặc lên men.


Đi tới đây các bạn cũng đã nắm được tên gọi và cách sử dụng của từng loại đường trong đời sống ẩm thực hàng ngày. Tuy nhiên, rất nhiều người vẫn thắc mắc: đường phèn và đường cát loại nào tốt hơn? hoặc đường phèn và đường thốt nốt loại nào giàu dinh dưỡng hơn? người bị tiểu đường ăn được đường phèn hay đường thốt nốt không?

Câu trả lời là đường phèn, tuy nhiên đường phèn ở đây phải là đường phèn sản xuất từ nguyên liệu chuẩn, sạch. Lý do đường phèn sạch hơn đường cát bởi vì đây là dạng đường tinh thể, trong quá trình sản xuất, đường đã được lọc rất sạch tạp chất, thường 3-5kg đường cát mới có thể kết tinh ra 1kg đường phèn. Đó là lý do mà trong Đông Y sử dụng Đường phèn làm vị thuốc chứ không phải đường cát. Các bài thuốc trị ho, bổ phế được sử dụng kết hợp cùng đường phèn tiêu biểu phải kể tới: lê hấp đường phèn, tắc chưng đường phèn, chanh đào ngâm đường phèn....

Do tính chất và cách sử dụng cũng khác nhau nhiều, cho nên giữa 2 loại đường này thì rất khó để so sánh loại nào tốt hơn.

Tuy nhiên, so với đường phèn thì đường thốt nốt cung cấp ít Glucose hơn, do đó những người tiểu đường, thừa cân béo phì nên ưu tiên sử dụng đường thốt nốt hơn đường phèn. Mặc dù sử dụng đường thốt nốt không khiến hàm lượng đường trong máu tăng lên nhiều, tuy nhiên vẫn nên hạn chế, sử dụng đường trong mức độ cho phép. Những người có bệnh mãn tính nên thăm khám, theo dõi sức khỏe định kỳ và lắng nghe lời khuyên từ chuyên gia, bác sĩ. 

Ẩm thực Việt Nam phong phú đa dạng, còn rất nhiều loại đường được sử dụng trong ẩm thực và đời sống hàng ngày, bài viết chỉ giới hạn ở một số loại đường phổ biến nhất (sẽ cập nhật thêm nội dung). 

Hi vọng nội dung trên đây sẽ hữu ích, hãy lưu lại và chia sẻ đến nhiều người hơn để cùng hiểu hơn về ẩm thực Việt Nam nói chung và các loại đường được sử dụng trong đời sống hàng ngày nói riêng mọi người nhé. 

Danh sách các bài viết nhiều người quan tâm:




Đặc sản vùng miền - Ngon số 1
Vừa đặt hàng
Đặc sản vùng miền - Ngon số 1
Hotline: 0902186530
Đặc sản vùng miền - Ngon số 1 Chat FB với chúng tôi
Đặc sản vùng miền - Ngon số 1