Thời tiết mùa hè nóng nực thì món chè sẽ là lựa chọn của nhiều người. Mà cũng không chỉ riêng mùa hè, hiện nay có cả chè nóng sử dụng trong mùa đông. Có thể tự tay làm một ly chè mát cho gia đình thì còn điều gì tuyệt vời hơn. Nấu chè ngon không khó, tuy nhiên cũng như nhiều món ăn khác, nó cũng có tỷ lệ và công thức riêng phù hợp

Dưới đây là danh sách các món chè ngon thông dụng và rất dễ làm tại nhà, các bạn ghi lại để sau có dịp trổ tài nhé!

1. Chè hạt sen táo đỏ

1.1. Nguyên liệu:

  • Hạt sen tươi: 150g;
  • Táo đỏ: 40g;
  • Đường phèn.

    1.2. Cách làm:

    Hạt sen: Rửa sạch rồi cho vào nồi luộc chín, sau đó vớt ra.

    Táo đỏ: Đem ngâm trong nước khoảng 10 - 15 phút rồi vớt ra để ráo nước.

      Đặt một nồi nước lên bếp, cho đường phèn và táo đỏ đã ngâm trước đó vào. Đến khi đường phèn tan hết và táo đỏ đã chín mềm thì cho hạt sen vào. Nếu các bạn không muốn nước chè bị đục thì sau khi đã luộc chín hạt sen thì vớt ra rửa qua bằng nước lạnh, tiếp đó đậy vung lại để sôi thêm khoảng 5 phút rồi tắt bếp.

      Múc chè hạt sen táo đỏ ra bát là có thể ăn ngay. Dưới đây là thành phẩm, rất hấp dẫn phải không nào.

      2. Chè rong biển

      2.1. Nguyên liệu:

      • Đậu xanh: 150gr;
      • Đường phèn: 100gr;
      • Rong sụn gai (60gr);
      • Lá dứa;
      • Vani;
      • Muối.

      2.2. Cách làm:

      Đậu xanh: Rửa sạch rồi đem ngâm trong nước ấm khoảng 30 phút cho đậu nở đều và mềm.

      Sau khi đậu xanh đã ngâm xong thì đặt một nồi nước lên bếp rồi cho đậu xanh vào nấu trong khoảng 30 phút. Sau khi đậu xanh đã chín mềm thì các bạn cho lá dứa vào chè nấu khoảng 5 phút cho lá dứa dậy mùi thơm.

      Rong sụn đem ngâm trong nước lạnh, rồi cắt thành từng đoạn nhỏ vừa ăn, để ráo nước rồi cho vào chè. Cho 50g - 70g đường phèn vào chè (Các bạn nên cho từ từ, không nên cho nhiều đường vào cùng một lúc thì chè sẽ quá ngọt và khi ăn sẽ nhanh ngán).

      Xem thêm: Những món ăn ngon làm từ rong sụn muối (rong sụn gai)

      Cuối cùng, các bạn cho Vani vào và khuấy đều để món chè có mùi thơm rồi tắt bếp. Các bạn múc chè ra bát để nguội và thưởng thức.

      Rong sụn gai có giá trị dinh dưỡng cao, là một trong những đặc sản nổi tiếng của Nha Trang, sản phẩm rong sụn bên cạnh dùng nấu chè còn có thể sử dụng làm nộm rong biển hoặc salad rong biển đều rất ngon! 

      Mua rong sụn gai ==> Tại đây!

      3. Chè hạt sen đậu xanh

      3.1. Nguyên liệu:

      • Hạt sen;
      • Đậu xanh;
      • Bột sắn dây ( hoặc bột năng);
      • Nước cốt dừa;
      • Đường.

      3.2. Cách làm:

      Rửa sạch hạt sen và đậu xanh với nước rồi ngâm trong 30 phút đến một tiếng. Làm như thế thì hạt sen và đậu xanh sẽ mềm và ngon hơn. 

      Sau khi ngâm xong thì cho hạt sen vào nồi đun sôi đến khi hạt sen mềm ra.

      Đậu xanh: Đem hấp đến khi đậu xanh chín mềm. Khi hạt sen đã mềm thì cho phần đậu xanh vừa hấp chín vào, cho thêm đường và đun tiếp. 

      Hòa tan bột sắn dây hoặc bột năng rồi đổ từ từ vào nồi chè để tạo độ sánh, sệt.

      Lúc này các bạn có thể nêm đường mà các bạn mong muốn. Khi các nguyên liệu đều thấm đường thì chúng ta sẽ khuấy đều tay rồi tắt bếp. 

      Cuối cùng mình múc chè ra bát, tưới thêm nước cốt dừa lên trên là có thể thưởng thức rồi.

       

      4. Nấu chè cúng rằm tháng 7 (Chè đu đủ)

      4.1. Nguyên liệu:

      • Đu đủ: 1/4 quả;
      • Đường: 3 muỗng;
      • Sữa: 2 muỗng sữa đặc;
      • 50ml sữa tươi không đường;
      • Bột báng: 100g.

      4.2. Cách làm:

      Bắc một nồi nước lên bếp, cho 2 bát (tô) nước lạnh vào đun sôi lên. Khi nước sôi thì chúng ta cho bột báng vào luộc đến khi nó chín thì tắt bếp và đợi 10 phút cho bột báng lắng xuống đáy và sau đó, chúng ta bỏ hết nước trong nồi bột báng đi.

      Đu đủ: Chúng ta cắt đu đủ cho nhỏ ra và chừa lại một miếng nhỏ để sắc hạt nụ lên mặt chè khi nấu xong, còn bao nhiêu chúng ta cắt nó ra và cho vào xay nhuyễn.

      Sau khi xay nhuyễn đu đủ thì mình để qua một bên, còn miếng đu đủ mình chừa lại trước đó sẽ cắt nhỏ thành những miếng hạt nụ để mình trang trí thêm. Khi mình múc chè đu đủ ra để trên mặt trông nó rất hấp dẫn. Sau khi đã cắt xong mình cho sang một cái bát.

      Cho đường vào nồi trân châu rồi cho tiếp sữa đặc vào khuấy đều, khi nhìn thấy đường tan hết thì chúng ta tắt bếp và cho đu đủ đã xay nhuyễn trước đó vào nồi chè, sau đó mình cho tiếp sữa tươi không đường vào khuấy đều, múc ra bát và cho phần đu đủ mình đã cắt thành hạt nụ lên trên mặt và thưởng thức ngay.

      5. Chè đậu xanh nha đam

      5.1. Nguyên liệu:

      • Trân châu;
      • Đậu xanh: 100g;
      • Nha đam;
      • Đường phèn.

      5.2. Cách làm:

      Đậu xanh: Vo sạch rồi cho 1,5l nước vào đun cùng, nấu đến khi chín mềm.

      Nha đam: Gọt vỏ rồi cho vào bát nước cho thêm chút muối và nước chanh vào ngâm cùng để tránh bị nhớt. Sau khi đã gọt sạch vỏ, chúng ta cắt hạt lưu và ngâm thêm khoảng 15-20', rửa lại 3-4 lần và trần qua nước sôi.

      Sau khi đã trần nha đam xong thì vớt ra tô nước đá, nha đam sẽ không còn nhớt và ăn rất giòn. Sau đót vớt ra để ráo nước và trộn nha đam cùng đường phèn.

      Khi đậu xanh đã nhừ cho đường phèn và nha đam đã sơ chế trước đó vào, trộn đều lên là có thể thưởng thức món chè đậu xanh nha đam ăn rất mát này rồi. 

      Nha đam rất có lợi cho sức khỏe làn da, đây là một trong những loại chè dưỡng nhan được rất nhiều chị, em lựa chọn để trẻ hóa cơ thể.

      6. Chè thập cẩm

      6.1. Nguyên liệu:

      • Đậu đen: 100g;
      • Đậu đỏ: 100g;
      • Đậu xanh: 100g;
      • Cốm xanh: 100g.

      6.2. Cách làm:

      Ngâm đậu đen, đậu đỏ, đậu xanh. Đậu xanh ngâm trong 3 giờ, đậu đen và đậu đỏ ngâm trong 5 - 6 giờ thì khi chúng ta nấu nó sẽ nhanh chín.

      Sau khi ngâm xong rồi thì cho đậu xanh, đậu đen và đậu đỏ vào nấu. Vừng thì chúng ta vo sạch.

      Cho đậu đỏ vào nấu và cho thêm ít muối. Đậu đen cho vào xoong bắc lên bếp nấu và ninh nhừ. Tiếp theo cho đậu xanh vào nấu (các bạn có thể hấp) hoặc mình chỉ cần nấu chín tới thôi thì mình không phải hấp nữa để cho nó giống như chè mo cau và cũng cho thêm muối vào.

      Cốm: Các bạn đem vo để cho nó hết lớp vỏ đi nhé.

      Đậu đen và đậu xanh khi sôi rồi thì giảm lửa xuống và ninh nhừ.

      Chuẩn bị một bát đường và pha bột năng để nấu vào phần chè đậu xanh. Khi chè đậu xanh đã chín rồi thì cho đường vào, khi đường đã tan hết rồi và sôi trở lại thì các bạn cho phần bột năng vào và khuấy đều cho sôi 3 phút để cho bột năng chín. Khi phần chè đậu xanh đã chín rồi thì múc ra bát.

      Cho cốm vào nồi rồi cho 500ml nước và thêm một ít muối, sau đó đun sôi cốm lên để cho cốm chín và pha thêm 2 thìa bột năng. Khi chè cốm sôi rồi, các bạn hớt bỏ bọt đi và cho thêm 100g đường vào đây rồi đun sôi lên, sau đó cho 2 thìa bột năng đã pha sẵn trước đó cho từ từ từng chút một vào và khuấy đều trong 3 phút để cho phần bột năng chín lên là được, sau đó mình sẽ cho ra bát.

      Đậu đen đã chín rồi, bây giờ mình sẽ chắt phần nước này ra để cô đường. Khi mình đã chắt hết phần nước của chè đậu đen rồi, bây giờ mình sẽ cho vào đây khoảng 100g đường rồi nấu, đảo đều lên cho đường ngấm vào đậu đen. Khi phần đậu đen đã cô, đã mềm, ngon rồi thì cho ra ngoài.

      Phần đậu đỏ mình ăn đã chín, mềm, các bạn chắt nước ra để cô đường. Khi chắt hết nước rồi thì các bạn cho 100g đường vào và mình cũng đảo đều lên như nấu chè đỗ đen. Khi mình nấu xong nồi chè đậu đỏ, các bạn chuẩn bị 2 chiếc cốc rồi cho đá vào, sau đó cho phần đậu đen, đậu đỏ rồi cho phần chè cốm, chè đậu xanh rồi cho thạch, trân châu rồi cho thêm một ít dừa khô, nho khô, lạc rang và một ít nước cốt dừa và thưởng thức. 

      7. Xôi chè để cúng ông Công ông Táo

      Theo phong tục của người Việt ta thì trong ngày ông Công ông Táo, phần cỗ cúng là tùy tâm gia chủ. Nhưng hầu hết các gia đình đều có quan niệm muốn chuẩn bị đủ đầy để mâm cúng được đầy đặn, bày tỏ tấm lòng của con cháu. Ít người biết rằng đồ cúng ông Công ông Táo từ xa xưa còn có món xôi chè thanh đạm.

      Xôi chè là món ăn thanh đạm và có dư vị ngọt ngào bày tỏ thông điệp về 1 năm mới nhiều điều tốt lành. Để có thể tự tay nấu một món xôi chè thì các bạn nên làm như sau:

      7.1. Nguyên liệu:

      • Gạo nếp: 300g;
      • Đậu xanh: 180g;
      • Bột năng: 200g;
      • Đường, dầu ăn, muối;
      • Chõ.

      7.2. Cách làm:

      Đầu tiên, các bạn nên đồ đậu xanh và chuẩn bị một cái chõ để đồ, phần ở dưới thì chúng ta sẽ cho khoảng 1/4 nước và chú ý là cho nước nóng khoảng 80 độ C hoặc mình cho nước vào đun sôi rồi mới đặt chõ lên để đồ. Đồ như vậy thì đậu xanh sẽ ngon hơn.

      Đậu xanh thì mình đã cho 1 thìa muỗng bột canh và bóp trộn đều để vị đậm đà hơn. Các bạn dàn đều đậu lên mặt chõ, sau đó tạo các lỗ tròn đều để khi đồ khí thoát lên không bị nát hay bị ván cục ở dưới đáy. Các bạn bật bếp lửa to cho nước sôi lên, sau đó giảm lửa xuống vừa đồ khoảng 20 phút là đậu sẽ chín. Sau 20 phút, mình sẽ giảm nhỏ lửa và mở vung kiểm tra xem đậu đã chín chưa.

      Đậu của mình đã chín rồi, mình sẽ múc đậu ra một đĩa để cho nguội. Đậu xanh sau khi đồ chín, các bạn sẽ vớt ra khoảng 1/3 để riêng. Lát nữa, chúng ta dùng để nấu chè, 2/3 còn lại mình sẽ cho vào cối giã nhuyễn hoặc là cho vào máy xay (xay nhuyễn).

      Nấu xôi vò: Đậu xanh thì các bạn giã nhuyễn, chia làm 2 phần bằng nhau. Một nửa mình sẽ cho vào gạo nếp và dùng tay bóp, trộn đều đậu với gạo. Các bạn chú ý là gạo thì mình đã vớt ra để ráo rồi, sau đó sẽ cho 2 thìa dầu ăn và tiếp tục bóp, trộn đều rồi mình mới cho lên chõ để đồ.

      Cũng giống như đồ đậu xanh, thì các bạn cho lượng nước bằng 1/3 phần nồi phía dưới, đun cho nước sôi rồi sau đó mình mới bắc chõ lên đồ xôi. Các bạn dùng tay để bốc gạo nếp và dàn đều lên mặt chõ, không nên ấn gạo xuống thì cái phần dưới nó sẽ bị nát.

      Mình cũng tạo các lỗ thông khí ở đây khoảng 5 – 6 lỗ như lúc nãy đồ đậu xanh nhé, sau đó đậy vung đun lửa khoảng 40 phút là xôi chín. Sau khi xôi chín, các bạn sẽ múc ra một đĩa to để cho nguội bớt, sau đó đổ nốt đậu giã nhuyễn vào và bóp đều tay cho đậu bao quanh đều từng hạt xôi (Nếu nhà mình thích ăn đậu nhiều có thể tăng đậu lên 250g).

      Nấu chè: Các bạn cho khoảng 600ml nước vào nồi đun cùng với đường, độ đường thì tùy gia đình mình ăn ngọt hay là nhạt mà nêm. Ở đây, mình sẽ cho khoảng 3 thìa thôi. Bột năng thì các bạn hòa tan với nước sôi để nguội, đun phần nước sôi lên thì mình từ từ đổ bột năng vào mà khuấy. Các bạn sẽ thấy nước dần quoánh lại, mình nêm từ từ thế này thì có thể điều chỉnh được cái phần chè nó đặc hay là loãng. Nếu mà thấy đặc quá, thì mình có thể dừng lại không đổ tiếp bột năng nữa, đợi nước sôi trở lại xong thì các bạn đổ nốt chỗ đậu xanh chưa giã này vào là xong.

      Bây giờ, mình chỉ việc múc chè vào bát và nêm xôi lên trên là được. Khi ăn thì các bạn để riêng xôi và chè, ăn đến đâu mình múc xôi vào đến đó thì sẽ không bị vữa.

      8. Chè trôi nước 3 màu

      8.1. Nguyên liệu:

      • Bột nếp: 600g;
      • Đậu xanh: 200g;
      • Gừng: 50g;
      • 1 lít nước;
      • Đường: 700g;
      • Nước cốt dừa: 200ml;
      • Lá dứa;
      • Củ dền.

      8.2. Cách làm:

      Củ dền: Gọt vỏ rồi cho vào nồi nấu để lấy màu.

      Gừng: Sắt nhuyễn, sắt sợi.

      Lá dứa: Cắt nhỏ và bỏ vào sinh tố xay nhỏ ra, lấy phần nước cốt để tạo màu.

      Củ dền sau khi nấu ra màu đỏ đậm. Chúng ta lấy phần nước củ dền và lá dứa.

      Đậu xanh: Các bạn cho đậu vào nồi đặt lên bếp rồi cho thêm nước vào (tỉ lệ: 1:1), sau đó các bạn nấu nhỏ lửa và chúng ta sẽ xay nhuyễn ra để làm phần nhân.

      Bột: Chia làm 3 phần tương ứng với 3 màu, màu thứ nhất sẽ là màu trắng.

      • Cho vào phần bột trắng 3g muối và mình sẽ nhồi lên, với định lượng nước này mình dùng 200ml rồi cho từ từ.

      • Các bạn nhồi phần bột màu trắng này cho mịn, dẻo rồi để ra bát sạch.

      Tiếp theo, mình sẽ làm phần bột màu đỏ:

      Cho nước củ dền vào nhồi lên từ từ cho đến khi lên màu nhìn rất là đẹp. Sau đó để riêng ra một cái bát khác. Tiếp theo làm đến phần bột màu xanh (Lưu ý: Các bạn chọn củ dền nên chọn những củ héo thì nó mới lên màu, còn nếu chọn củ dền tươi thì nó sẽ không lên màu đẹp).

      Cho đậu xanh đã nấu chín trước đó vào một cái chảo, đặt lên bếp xào. Sau đó, cho thêm 3g muối, 20g đường, sau đó đảo lên cho tới khi các nguyên liệu hòa quyện lại với nhau và sẽ có vị ngọt nhè nhẹ. Sau khi, các nguyên liệu hòa quyện lại rồi các bạn cho ra và để nguội, sau đó mình vo viên, tạo hình để nấu chè.

      Trong thời gian chúng ta chờ nhân nguội thì chúng ta cho vào nồi 1 lít nước rồi cho gừng đã cắt thành sợi vào, sau đó nấu lên khoảng 10 phút để chúng ta lấy mùi thơm của gừng, sau đó chúng ta sẽ cho đường vào và tắt lửa.

      Trong thời gian chờ nồi nước đường chúng ta sẽ đi vo cái phần nhân và tạo hình cho món chè.

      Khi vo chúng ta sẽ dùng theo tỉ lệ 1:1(tức một phần nhân với một phần bột). Để viên được tròn, các bạn lấy tay vo từ dưới lên thì viên chè của chúng ta sẽ tròn, cứ thế, các bạn sẽ làm hết phần bột của ba màu.

      Tiếp theo, chuẩn bị một nồi nước nấu sôi lên rồi cho những viên chè vào luộc, chúng ta có thể luộc từng màu trước cũng được. Khi nấu cho lửa vừa thôi để bột có thời gian chín.

      Khi chúng ta luộc hai lần như thế này thì nước chè sẽ trong không bị nền, còn nếu các bạn bỏ trực tiếp vào trong nước đường này thì nước chè sẽ bị nền và nó sẽ bị mau chua. Thường thường nấu chè mất từ 7 – 10 phút thì viên chè mới chín hoàn toàn, khi chè nổi lên có nghĩa là chè đã chín rồi và chúng ta vớt từng viên ra rồi cho vào tô nước đường. Khi ăn, các bạn cho thêm một ít nước dừa vào, chúng ta có thể cho thêm một ít mè. Như vậy, chúng ta đã có một món chè 3 màu rất đẹp rồi. 

      9. Chè khoai lang dẻo

      9.1. Nguyên liệu:

        • Khoai lang (3 màu):
        • Khoai lang trắng: 300g;
        • Khoai lang vàng: 150g;
        • Khoai lang tím: 150g;
        • Bột năng (Bột lọc, bột sắn): 7 muỗng;
        • Đường: 100g;
        • Muối;
        • Nước cốt dừa: 500ml;
        • Lá dứa;
        • Hạt mè trắng rang sẵn.

        9.2. Cách làm:

        Đầu tiên, chuẩn bị nửa tô nước, mình sẽ cho nửa muỗng canh muối và khuấy đều lên để cho muối tan ra và mình gọt khoai lang rồi bỏ vào trong tô nước muối này để cho khoai lang ra chất mủ.

        Sau đó, mình vớt ra và cắt thành khúc, khúc nhỏ vừa. Độ dày khoảng 1cm, các bạn cắt ra rồi lại để vào trong tô nước muối tiếp. Mình sẽ ngâm khoai trong nước muối khoảng 5 phút, sau đó mình sẽ vớt ra rồi rửa lại với nước lạnh.

        Bây giờ mình sẽ hấp khoai vàng và khoai trắng trước, còn khoai tím mình sẽ hấp sau, sau đó đậy nắp lại và mình sẽ hấp trong vòng 15 phút. Để biết khoai đã chín hay chưa mình dùng đũa đâm vào miếng khoai, khoai của nình đã chín mềm rồi. Sau đó, mình sẽ lấy ra và mình sẽ hấp phần khoai màu tím.

        Khoai: Mình đã cho ra ngoài tô, sau đó mình dùng nĩa để nghiền cho nhuyễn. Sau khi mình nghiền cho khoai nhuyễn ra rồi mình cho bột năng vào. Phần khoai trắng mình sẽ cho 3 muỗng canh bột năng vào, phần khoai vàng mình cho 2 muỗng và sau đó, mình sẽ trộn đều lên. Nếu các bạn muốn ăn ngọt hơn thì các bạn cho thêm ít đường vào cũng được.

        Các bạn nhồi cho phần bột và khoai hòa quyện lại với nhau. Phần khoai sau khi mình nhồi xong thì các bạn dùng bọc thực phẩm bọc kín lại để tránh phần khoai nó bị khô. Còn phần khoai tím thì mình cũng sẽ nghiền nhuyễn ra rồi mình sẽ cho vào 2 muỗng canh bột năng. Sau đó, mình cũng trộn đều lên và mình nhồi.

        Các bạn dùng bọc thực phẩm bọc kín lại mặt thớt rồi mình lấy một ít khoai mình lăn trên mặt thớt, lăn thành hình dài dài. Đối với phần khoai lang màu trắng và khoai lang màu vàng thì các bạn cũng lăn dài như thế. Sau đó, mình sẽ cắt khúc ra và ở đây mình sẽ kết hợp giữa màu tím và màu trắng để cho nó dính lại với nhau. Sau đó, dùng dao cắt ra khoảng 2cm rồi để ra một cái mâm, các bạn thoa lên một ít bột năng trên cái mâm đó. Tương tự, mình sẽ cắt cho đến khi nào hết.Và mình sẽ kết hợp màu vàng với màu tím, rồi tương tự các bạn làm bao giờ hết khoai thì thôi.

        Bây giờ mình sẽ đem đi nấu với nước cốt. Mình sẽ cho nước cốt dừa vào trong một cái nồi và cho thêm 300ml nước nữa rồi bật bếp lên, mình sẽ cho lá dứa vào. Nấu cho phần nước cốt sôi lên thì mình sẽ cho khoai vào.

        Nồi nước cốt đã sôi, mình vớt lá dứa ra rồi tiếp theo mình sẽ cho khoai vào và dùng đũa khuấy nhẹ lên và nấu cho phần nước cốt sôi lên để khoai chín thêm một chút nữa là được, chín lớp bột năng thì phần khoai cũng chín rồi.

        Các bạn dùng đũa đảo nhẹ lên. Sau đó, mình sẽ cho đường và muối vào, khuấy nhẹ lên cho đường tan ra rồi sau đó, các bạn có thể nêm nếm lại lượng ngọt cho hợp khẩu vị của mình. Như vậy, nồi chè của mình đã được rồi và bây giờ mình sẽ tắt bếp và múc ra bát rồi mình sẽ rắc thêm một ít hạt mè vào để thưởng thức.

         

        10. Mua đường phèn Quảng Ngãi chính hiệu ở đâu?

        Chè ngon sẽ cần thiết phải có nguyên liệu chuẩn chính hãng, và đường phèn Quảng Ngãi là một trong số những nguyên liệu được nhiều người lựa chọn làm nguyên liệu nấu rất nhiều món chè.

        Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều địa chỉ bán Đường phèn Quảng Ngãi nhưng không phải địa chỉ nào cũng là uy tín và loại đường phèn nào cũng là đạt chuẩn nhất.

        Ngon1.vn tự hào là đại lý đường phèn Quảng Ngãi chính hiệu. Sản phẩm cam kết chất lượng chuẩn, mùi thơm tự nhiên của mía đường cùng vị ngọt thanh mát.

        Các bạn có thể đặt mua sản phẩm đường phèn Quảng Ngãi chính hiệu qua website này:

        Hoặc liên hệ trực tiếp đến lấy hàng tại:107C1 ngõ 815 Giải Phóng - P. Giáp Bát - Q. Hoàng Mai - Hà NộiHotline: 0902186530



        Đặc sản vùng miền - Ngon số 1
        Vừa đặt hàng
        Đặc sản vùng miền - Ngon số 1
        Hotline: 0902186530
        Đặc sản vùng miền - Ngon số 1 Chat FB với chúng tôi
        Đặc sản vùng miền - Ngon số 1