Mắm tôm là gia vị quen thuộc đối với người dân Việt, là sản phẩm được ủ lên men từ moi biển và muối tinh sạch tạo ra màu sắc và mùi vị đặc trưng. 

Ở Việt Nam, mắm tôm là món ăn rất đặc trưng của miền Bắc. Mắm tôm có mặt trong nhiều món ăn dân dã phổ biến như cà pháo dầm mắm tôm, nộm rau muống, bún đậu mắm tôm…Mắm tôm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm thường có màu sim chín, mùi thơm dịu, hậu vị thanh, không bị nặng mùi hay tanh nồng. 

Trong bài viết dưới đây sẽ trả lời một số thắc mắc của các bạn về việc sử dụng mắm tôm, ăn làm sao cho đúng, chế biến làm sao cho ngon, các bạn ghi nhớ nhé!


Đây là câu hỏi không ít người đặt ra khi sử dụng mắm tôm. Bởi mắm tôm khá nặng mùi, không phải ai cũng có thể ăn được. Cũng có người khi nhắc đến mắm tôm, lại đưa ra cả danh sách những món ăn kèm.

Từ thế kỉ XIX, đã có nhiều công trình khoa học khẳng định về hàm lượng dinh dưỡng và đảm bảo vệ sinh của mắm. Theo nghiên cứu mới đây của tiến sĩ Dr. Nemesio Montaño và tiến sĩ Dr. Victor Gavino thuộc Khoa Dinh dưỡng , Đại học Montreal (Canada), các loại mắm tôm truyền thống chứa một lượng lớn DHA, một loại axit béo quan trọng đóng vai trò quan trọng phát triển trí thông minh, phát triển võng mạc và hoàn thiện hệ thần kinh.

Chúng ta đều biết rằng DHA có vai trò giúp hoàn thiện trí não cho thai nhi và cả cho trẻ sơ sinh. Đối với người trưởng thành, loại axit này giúp phòng chống các bệnh về tim mạch, chống đột quỵ, các bệnh về khớp và hạn chế lượng đường trong máu đối với người bị tiểu đường. Một nghiên cứu khác của Viện Chăm sóc sức khỏe Thái Lan công bố rằng sau 6 tháng được bổ sung DHA, những bệnh nhân cao tuổi có triệu chứng mất trí nhớ đã có những chuyển biến rất tích cực về sự minh mẫn và trí nhớ.

Đối với người Mỹ và châu Âu, nguồn DHA chủ yếu được tổng hợp từ sữa động vật. Và điều ít ai biết rằng, một lượng lớn DHA cũng được lấy từ các loại mắm tôm và mắm cá, đặc biệt là mắm tôm, loại thực phẩm vô cùng rẻ tiền của người châu Á.

Một nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng mắm là một nguồn dinh dưỡng giàu protein và vitamin B. Trang asianfood.com nhận định rằng thật khó tin rằng loại mắm ăn được quanh năm với chi phí rất thấp như vậy lại giàu dinh dưỡng đến mức có thể tạo ra sự khác biệt về IQ ở trẻ.

Mắm tôm là món ăn rất lâu đời, xuất phát từ vùng Đông Nam Á và phía nam Trung Quốc. Từ hàng ngàn năm nay, mắm tôm là một phần không thể thiếu trong bữa ăn của người châu Á bởi nó đóng vai trò là chất bổ sung mùi vị, khiến cho món ăn trở nên đậm đà, hấp dẫn hơn.

Trong quá trình mang thai, các dưỡng chất chủ yếu được hấp thụ qua nhau thai để truyền dinh dưỡng đến thai nhi. Vì vậy, chế độ ăn uống và dinh dưỡng của mẹ có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cũng như sự phát triển của thai nhi nên mẹ thật sự cần thận trọng khi ăn uống.

Hiện tại, chưa có bất cứ nghiên cứu nào khẳng định chắc chắn bà bầu có được ăn mắm tôm không cũng như khả năng gây tổn hại đến thai nhi từ mắm tôm. Trong khi đó, mắm tôm còn có một số tác dụng đối với mẹ bầu như: hỗ trợ giảm đột quỵ, tốt cho tim mạch, tránh dị tật thai nhi, tăng cường chức năng võng mạc, cung cấp DHA phát triển não bộ thai nhi, giảm các bệnh về khớp, v.v...

 

Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng vẫn khuyến cáo phụ nữ mang thai không nên dùng loại thực phẩm này do mắm tôm được tạo thành từ môi trường thuận lợi để các vi khuẩn phát triển. Phụ nữ mang thai thường có hệ miễn dịch kém nên việc ăn mắm tôm không đảm bảo vệ sinh có thể gây nên tình trạng ngộ độc thực phẩm và gây hại đến sức khỏe mẹ bầu. 

Trong khí đó, mắm tôm có vị khá mặn có thể dẫn đến phù nề, làm tăng huyết áp và gây nên một số triệu chứng như mất nước, mệt mỏi,buồn bực,... Do đó, khi muốn ăn mắm tôm, mẹ bầu nên nấu chín kỹ để tiêu diệt vi khuẩn cũng như mầm bệnh gây hại, ăn mắm tôm tại nhà để đảm bảo mắm đã được nấu chín và vệ sinh giúp đảm bảo giảm nguy cơ gây hại đến hệ tiêu hóa.

Mắm tôm khi làm ra thường có 2 dạng khác nhau là: mắm khô và mắm sệt, 2 dạng này khác nhau do tỉ lệ cho muối và quá trình phơi nắng. Với mắm khô khi sử dụng các bạn cần pha thêm với nước, với mắm dạng sệt ướt thì không cần pha thêm với nước nhưng vẫn cần pha thêm với các gia vị khác cho vừa miệng. Tuy vậy, dù là loại mắm tôm nào bạn cũng có thể dựa vào màu sắc để đánh giá chất lượng mắm tôm.

Mắm tôm ngon có màu sáng, thường là màu sim khi pha ra thấy hơi hồng.

Để khử mùi tanh của mắm tôm, chúng ta nên chưng mắm tôm trước khi ăn vì như thế vừa đảm bảo an toàn vệ sinh, vừa giảm bớt mùi nồng. Nhiều người không thích ăn mắm tôm pha sống trực tiếp, chưng mắm lên sẽ diệt hết vi khuẩn gây bệnh, món ăn lại thơm ngon, đặc biệt phù hợp trong mùa đông khi bạn chấm bún đậu với mắm tôm chưng nóng hổi.

Tuy nhiên so với mắm pha trực tiếp, khi chưng mắm lên màu sắc sẽ không đẹp như khi pha sống.

>>> Xem thêm: Tỷ lệ vàng pha mắm tôm / Cách chưng mắm tôm chuẩn bài!

Khi đi ăn ở nhiều quán, các bạn thấy bát mắm tôm được khuấy bông bọt lên nhìn rất hấp dẫn. Lớp bọt xốp mịn này xuất hiện là do phản ứng của nước chanh/ tắc (Acid chua) với thành phần trong vỏ tôm/ moi biển (thường là Muối Canci), phản ứng này tạo ra khí CO2, do tính chất đặc sánh của mắm tôm, lớp khí này không thoát ra ngoài được nên tạo ra những bọt khí trên bề mặt bát mắm tôm. Lớp bọt này làm cho mắm trở nên "bông" hơn, đây cũng là một nét rất riêng mà chỉ sản phẩm mắm tôm mới có.

Tại sao nhiều trường hợp khi vắt chanh/tắc vào mắm không lên bọt?

Có 3 nguyên nhân chính cho việc mắm không bông bọt mặc dù khuấy mạnh/nhẹ cỡ nào:

- Tỷ lệ nước chanh đang quá ít so với lượng mắm tôm, nên cân đối hài hòa lượng sử dụng

- Mắm sau khi chưng/ nấu không thể khuấy lên bọt, do trong quá trình đun nấu, phần bọt khí dưới tác dụng của nhiệt độ cao đã bay cùng hơi nước ra ngoài, hơn nữa, khi chưng nấu, mắm trở nên loãng hơn, không giữ được tính chất đặc sánh như mắm tôm cốt ban đầu, do đó mà bọt khí sẽ không thể giữ được trong bát.

- Mắm tôm loãng, trong cùng một can mắm, phần mắm tôm cuối can thường loãng hơn phần trên mặt, và khi có pha thêm nước cốt chanh/ dấm thì lại làm cho mắm trở nên loãng hơn, càng khuấy càng loãng, sẽ không thể xuất hiện lớp bọt khí này được. Để khắc phục trường hợp này, các bạn lắc đều can mắm lên trong mỗi lần sử dụng, hoặc bỏ đi phần mắm cuối can.

Lưu ý: Thay vì sử dụng chanh, tắc (quất), các bạn có thể sử dụng dấm ăn khi pha mắm tôm, mắm vẫn đều bông bọt.

Mắm tôm khi mua để một thời gian thường xuất hiện hiện tượng phân tầng ở dưới đáy can. Cụ thể các bạn có thể nhìn thấy một phần nước xuất hiện ở dưới đáy can, mắm để càng lâu thì phần nước này càng nhiều.

Phần nước trong can mắm tôm được sinh ra trong quá trình ủ lên men từ hỗn hợp moi và muối biển. Trong nước này có chứa nhiều Acid amin, chính nhờ nước này mà làm cho mắm tôm trở nên ngon và ngọt tự nhiên.

Hiện tượng phân tầng xuất hiện là do hỗn hợp có tỷ trọng khác nhau, chất lỏng có tỷ trọng lớn hơn sẽ bị phân tách ở dưới. Hiện tượng này là hiện tượng hoàn toàn tự nhiên, chúng ta không nhìn vào hiện tượng phân tầng này để đánh giá chất lượng mắm.

Khi thấy mắm có hiện tượng phân tầng, đơn giản chúng ta chỉ cần lắc nhẹ can mắm, sau đó tổng thể mắm sẽ trở lại trạng thái đồng nhất như ban đầu.

Mắm ủ chín ngấu hầu như không còn mùi tanh nồng, tuy nhiên do đặc thù của loại gia vị lên men nên nhiều người vẫn cảm thấy có vị tanh.

Để khử mùi tanh của mắm tôm, các bạn có thể áp dụng phương pháp sau:

- Khi pha mắm cho thêm một chút rượu, mùi rượu sẽ át đi rất nhiều mùi tanh của mắm

- Chưng mắm lên, bằng nhiều cách pha mà vẫn cảm thấy mắm có mùi tanh, các bạn có thể áp dụng cách chưng/ nấu mắm lên, bằng cách làm chín mắm này đảm bảo mùi và vị của mắm sẽ hài hòa không còn cảm nhận được mùi tanh nữa

- Sử dụng mắm tôm chuẩn đã ủ chượp đủ thời gian tối thiểu, mắm nên có thời gian ủ từ tối thiểu 18 tháng đến 24 tháng

Mắm tôm được làm từ những con moi biển tươi ngon tuyển chọn, đo là những con moi tươi lướt giữa làn nước, màu hồng, còn nguyên con chứ không phải những con moi được cào từ biển lên sẽ bị lẫn tạp chất và không nguyên vẹn.

Muối sử dụng ủ mắm tôm phải là muối để ráo nước qua hai năm để đảm bảo mắm tôm sẽ có vị ngọt của moi tươi, vị mặn của mắm tôm sẽ vừa dịu và không bị mặn chát.

Những con moi tươi được ủ với muối ngay khi lên bờ, moi được xay nhuyễn rồi cho vào các chum ủ cùng với muối tỉ lệ 2-3 moi : 1 muối. Mắm tôm được ủ từ sáu tháng đến một năm sẽ lên màu tím sim hoặc màu tím hồng. Với tỉ lệ 2-3 moi : 1 muối này, sản phẩm không cần dùng chất bảo quản, hoàn toàn an toàn vì tỉ lệ muối cao sẽ hạn chế sự phát triển của vi khuẩn, các men vi sinh trong ruột moi, cá biển sẽ lên men làm chín mắm.

Mắm tôm được ủ trong chum, đánh đều lên hàng ngày để đảm bảo cho mắm tôm được chín đều, chín kỹ. Trong thời gian ủ mắm tôm, người dân dùng lưới che mắm cho ruồi bọ không vào được, tuyệt đối không đậy kín vì nếu đậy kín mắm tôm sẽ bị nồng, cần để thoáng thì mắm tôm mới thơm ngon.

Mắm tôm ủ càng lâu sẽ càng "chín", tuy nhiên với khoảng thời gian 2 năm là đủ để mắm đạt độ "chín ngấu", thơm ngon rồi.

Mắm tôm được ủ trong chum, đánh đều lên hàng ngày để đảm bảo cho mắm tôm được chín đều, chín kỹ. Trong thời gian ủ mắm tôm, người dân dùng lưới che mắm cho ruồi bọ không vào được, tuyệt đối không đậy kín vì nếu đậy kín mắm tôm sẽ bị nồng, cần để thoáng thì mắm tôm mới thơm ngon.

Mắm tôm ủ càng lâu sẽ càng "chín", tuy nhiên với khoảng thời gian 2 năm là đủ để mắm đạt độ "chín ngấu", thơm ngon rồi!

Hiện nay, ở các cửa hàng tạp hóa, siêu thị có rất nhiều loại mắm tôm nhưng không phải mắm tôm nào cũng ngon và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Ngon1.vn tự hào là thương hiệu mắm tôm đạt chuẩn và uy tín nhất.

Các bạn có thể mua sản phẩm mắm tôm Thanh Hóa chính hiệu theo địa chỉ sau (hoặc alo số hotline bên mình ship tận nơi nhé):

Số 7C ngõ 119 đường Giáp Bát - Quận Hoàng Mai - HN

Hotline: 0902186530 

Sản phẩm có thể đặt mua online trên website này (các bạn vào danh mục sản phẩm, lựa chọn sản phẩm cần mua, để lại thông tin giao hàng, trong vòng 24h sẽ có nhân viên xác nhận đơn giao hàng).

>>> Xem thêm: Sản phẩm mắm tôm can 5l chuyên cung cấp nhà hàng



Đặc sản vùng miền - Ngon số 1
Vừa đặt hàng
Đặc sản vùng miền - Ngon số 1
Hotline: 0902186530
Đặc sản vùng miền - Ngon số 1 Chat FB với chúng tôi
Đặc sản vùng miền - Ngon số 1